Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Thư viện tỉnh Đồng Tháp được khởi công xây dựng vào tháng 2/2011. Để chuẩn bị đi vào hoạt động cuối năm 2013 đúng  theo tiến độ qui định. Tuy nhiên để đạt được vấn đề nêu trên thư viện phải cần có kinh phí để thực hiện. Để  Thư viện  hoàn thành việc di dời trụ sở đạt yêu cầu nhờ các cấp chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hỗ trợ phần kinh phí cho việc di dời thư viện được an toàn, hiệu quả. 

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Thư viện hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở

Cập nhật ngày 25/07/2013
Vào lúc 15 giờ ngày 22/7/2013, tại Phòng Nghiệp vụ - Thư viện Tỉnh đã tổng kết đợt hướng dẫn nghiệp vụ cho Thư viện huyện Tháp Mười.

Nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của Thư viện huyện Tháp Mười vào tháng 08/2013. Thư viện Tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân sự mới của cơ sở từ ngày 08/7/2013 đến ngày 19/7/2013. Trong thời gian hướng dẫn nghiệp vụ, các em đã được tiếp cận và tham gia trực tiếp các hoạt động thư viện. Những kiến thức học ở nhà trường đã được các em ứng dụng vào thực tiễn như biên mục tài liệu, sắp xếp kho tài liệu, quy trình tổ chức, phục vụ bạn đọc, tìm hiểu các loại hình dịch vụ thông tin, biên mục tài liệu điện tử, kỹ năng sử dụng các phần mềm của thư viện (ELibman), tra cứu thông tin trên Internet và các hoạt động hỗ trợ khác…
Với tinh thần học hỏi và nhiệt tình hướng dẫn của cán bộ thư viện sẽ là hành trang quý báu giúp các em hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn thông qua thực tiễn.
Một số hình ảnh:


Các em đang xử lý nghiệp vụ

CHI BỘ THƯ VIỆN TỈNH, CHI BỘ TTVH TỈNH

Cập nhật ngày 14/10/2013
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, ngày 2-3-2012, do Ban Tổ chức Trung ương ban hành. Vào lúc 14 giờ, ngày 7/10/2013 tại Hội trường Trung Tâm Văn hóa Tỉnh đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề “ Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên” do Chi bộ Trung Tâm Văn hóa Tỉnh và Chi bộ Thư viện Tỉnh phối hợp tổ chức. 

Đến dự buổi sinh hoạt về phía Đảng ủy Sở VHTTDL có đ/c Lâm Văn Cho - Ban Thường vụ Đảng Ủy và đại diện các Chi bộ trực thuộc Sở VHTTDL cùng với tất cả đảng viên của  2 Chi bộ tham dự.
Trước buổi sinh hoạt, Chi bộ Trung Tâm văn hóa Tỉnh biểu diễn chương trình văn nghệ ca ngợi về Đảng, về Bác tạo không khí vui tươi, góp phần sinh động cho buổi sinh hoạt.
Đại diện Chi bộ Trung Tâm Văn hóa, đ/c Nguyễn Thanh Hùng – Bí Thư Chi bộ phát biểu ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm theo Nghị quyết 22 của Đảng. Bên cạnh đó, đ/c Đặng Thị Bé Tám - Bí thư Chi bộ Thư viện trình bày tham luận Công tác tự phê bình và phê bình tại Chi bộ Thư viện; Đồng thời các đảng viên trình bày tham luận của mình về các vấn đề như: Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Chi bộ Thư viện; Về phát huy tính dân chủ; Về vai trò của đoàn viên, thanh niên trong công tác xây dựng Đảng, về mô hình sáng kiến tuyên truyền giới thiệu sách “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuối cùng là đ/c Lê Trung Nghĩa – Phó Bí Thư Chi bộ trình bày nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.
Buổi sinh hoạt thành công tốt đẹp, thắt chặt tình cảm giữa 2 Chi bộ; đồng thời cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên của 2 Chi bộ Thư viện Tỉnh và Trung tâm Văn hóa Tỉnh và góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh hơn trong thời gian tới.
Một số hình ảnh:       
Quang cảnh buổi sinh hoạt
Chương trình văn nghệ
đ/c Đặng Thị Bé Tám - Bí thư Chi bộ Thư viện phát biểu tham luận
Đảng viên 2 Chi bộ

CÁC BỘ SƯU TẬP:


Bao gồm bài giảng, luật án, tạp chí, sách, bộ sưu tập chuyên đề thuộc các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, kỹ thuật... Tài liệu trong bộ sưu tập của các Thầy Cô trong ĐHQG-HCM và do Thư viện Trung tâm bổ sung, sưu tầm, tập hợp.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU.


Khái niệm về thư viện điện tử được định nghĩa như sau: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”.
1. KHÁI NIỆM.
Thư viện điện tử và Thư viện số là những khái niệm đang còn rất mới ở Việt nam và cũng tồn tại nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau:
Thư viện điện tử (TVĐT): Khái niệm về thư viện điện tử được định nghĩa như sau: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin dều có sẵn dướI dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”.
Sự xuất hiện khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ Internet và Web mang lại. Khái niệm này đang được các chuyên gia công nghệ thông tin sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống dạng này, bất kể có dựa trên một thư viện truyền thống hay không. Môi trường kỹ thuật Internet hiện nay thậm chí cho phép một số người coi toàn thể nguồn thông tin của mạng một lúc nào đó như một thư viện số ảo toàn cầu mà độc giả là toàn thể những người sử dụng mạng trên hành tinh và các công cụ tìm tin và sự hiện diện của Web bảo đảm các chức năng thư mục cho thư viện đó.
Có thể hiểu theo nghĩa tổng quát là một loại hình thư viện đã tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Là nơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa.Nguồn lực của Thư viện điện tử bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa.
Thư viện số (TVS) là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thong. .
Một Thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin.
Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ. Quá trình tin học hoá này được thực hiện hầu như không tách rời với các truyền thống và các chuẩn đã định về mô tả và các công cụ thư mục, được thực hiện nhờ các mô tả theo chuẩn quốc tế (ISBD, AACR2) đã tiêu chuẩn hoá việc phân vùng các phiếu mục lục chuẩn bị chuyển thành khuôn khổ trao đổi các biểu ghi dạng số. Vấn đề đặt ra các công cụ tin học phải đáp ứng được các nhu cầu xử lý đặc biệt có liên quan đến vấn đề đa ngôn ngữ và đa chữ viết của các loại hình tài liệu. Các nhà công nghệ thông tin đã phát triển ứng dụng tin học riêng với trình độ của các nước Bắc Mỹ, sau đó là trình độ quốc tế, kèm theo thiết bị chuẩn riêng biệt nhằm mục đích cho phép kết nối các ứng dụng này với nhau cũng như việc trao đổi chung các dữ liệu thư mục trên bình diện thế giới. Người ta đã áp dụng các chuẩn quốc tế về khổ mẫu và trao đổi dữ liệu, về mã hoá các ký tự cho các hệ thống các chữ viết khác nhau, về giao thức kết nối mục lục trực tuyến hoặc các hệ thống cung cấp tư liệu từ xa vào qui trình xử lý và khai thác thông tin.
Khái niệm Thư viện số không chỉ tương đương với bộ sưu tập số, đó là một môi trường tập hợp các bộ sưu tập số theo chủ đề. Nguồn thông tin của thư viện số có thể nằm ngay trong thư viện và có thể cả bên ngoài thư viện (ví dụ: CSDL toàn văn mua quyền truy cập theo thời gian). .
Khái niệm về bộ Sưu tập số: Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, Audio, Video…) về một chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng.
Ví dụ: bộ sưu tập số về chủ tịch Hồ Chí Minh gồm các văn bản, các tác phẩm văn học, các văn kiện chính trị do Bác viết và do người khác viết về Bác; Những bài hát, bản nhạc viết về Hồ chí Minh; những đoạn phim, những băng video phản ánh cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người.
Như vậy, một Thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán. Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác.
Sự có mặt của các nguồn tin số hoá mở đầu một chiều hướng mới trong việc quản lý các thư viện được tin học hoá, bởi vì cũng cần đảm bảo việc quản lý bản thân các nguồn số hoá gắn liền với sự thông báo trong mục lục truyền thống. Như vậy các thư viện số đã bổ sung vào hệ thống quản lý thư viện tích hợp một hệ thống quản lý các nguồn số hoá trong quá trình xây dựng các sưu tập thông tin. Sự hiện diện đồng thời dưới dạng số của một nguồn lực và hình thức mô tả nguồn đó tác động đến sự tiến triển của các khổ mẫu dữ liệu.
Trong điều kiện về kinh phí, nhân lực và cơ sở hạ tầng nói chung của các thư viện đại học hiện nay thì việc đặt ra mục tiêu trước mắt để xây dựng một Thư viện số là chưa có tính khả thi. Nhưng với mục tiêu xây dựng các bộ sưu tập số thì các thư viện hoàn toàn có thể thực hiện được.
2. Ý NGHĨA CỦA BỘ SƯU TẬP SỐ
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch chiến lược phát triển của một trường đại học, đó là việc tăng cường mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác quản lý, công tác đào tạo, nghiên cứu hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học tiên tiến đạt chuẩn trong khu vực và trên thế giới.
Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà Trường là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu mà nhà Trường đề ra trong Kế hoạch chiến lược phát triển . Để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; Trước hết phải tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ giảng viên, tạo cho giảng viên có nhiều thời gian hơn dành cho nghiên cứu khoa học, nắm bắt những vấn đề mới, sát với thực tiễn khoa học công nghệ cũng như kinh tế, xã hội đất nước; Tăng cường và khuyến khích giảng viên trẻ nâng cao trình độ; Hệ thống giáo trình, bài giảng phải từng bước được cập nhật và biên soạn mới để đảm bảo nội dung chất lượng, phải được thiết kế trên cơ sở áp dụng được những công nghệ hiện đại trong đào tạo - Hệ thống công nghệ thông tin và dịch vụ thông tin - thư viện nhà trường.
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 - Chúng ta bắt đầu hội nhập toàn diện với quốc tế, thực hiện hàng loạt các cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo trợ trong nước, mở cửa thị trường.... Trong Giáo dục và đào tạo đến năm 2009 Nhà nước cho các cơ sở đào tạo nước ngoài đầu tư 100% vốn vào Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Do đó yêu cầu các cơ sở đào tạo cần phải đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng, từng bước hội nhập với quốc tế, tạo sự cạnh tranh với các đối tác nước ngoài thì mới tồn tại và phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, công tác Thông tin - Thư viện ở các trường đại học phải có sự đổi mới mạnh mẽ và phải đi trước một bước mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin - tri thức cho nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Giải pháp xây dựng các Bộ sưu tập số trong các thư viện đại học là một bước đi cần thiết để góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của nhà trường. Bởi lẽ bộ sưu tập số có những đặc tính nổi trội mà dịch vụ thư viện truyền thống chưa có như:
- Bộ sưu tập số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu học tập bởi STS không bị giới hạn về không gian và thời gian. Loại bỏ khoảng cách tri thức giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các quốc gia.
- Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu số trong đào tạo thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian và vị trí địa lý của người học.
- Tình hiệu quả của bộ sưu tập số là tiết kiệm thời gian và kinh phí: thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Hơn hết là giúp cho người dùng tin được dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc trong việc tìm thông tin.
- Bộ sưu tập số kết hợp với phương thức thư viện truyền thống sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trường. Giúp cho người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc, mọi nơi.
- Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy, thì việc có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân.
- Bộ sưu tập số góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối tượng phục vụ: Phạm vi phục vụ các tài liệu của thư viện không bị bó hẹp trong khuôn viên của nhà trường mà nó vươn tới các vị trí địa lý khác.
- Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng.
3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU SỐ.
Quy trình để xây dựng một bộ sưu tập số bao gồm:
- Lựa chọn tài liệu đầu vào;
- Lựa chọn công nghệ thực hiện;
- Số hóa nguồn tài liệu;
- Tạo siêu dữ liệu liên kết;
- Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu;
- Xuất, nhập dữ liệu từ bên ngoài để trao đổi.
3.1 Lựa chọn tài liệu đầu vào:
Trước khi thực hiện số hóa nguồn tài liệu, chúng ta phải đưa ra các tiêu chí để làm căn cứ lựa chọn những tài liệu nào cần thiết đưa vào bộ sưu tập. Có những tiêu chí mà chúng ta phải quan tâm như sau:
- Tiêu chí tình trạng bản quyền của tài liệu: Vấn đề bản quyền thực sự đang là rào cản làm nhụt chí những người có tâm huyết với công việc số hoá tài liệu thư viện. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta chưa thực sự nắm vững những quy định cụ thể của Luật bản quyền (Luật sở hữu trí tuệ). Các cơ quan chức năng nhà nước cũng chưa có những văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành.
Theo Luật sở hữu trí tuệ của Việt nam ban hành năm 2005 thì tại điều 25 khoản (a) và (đ) có quy định: những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:cụ thể như sau:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
Khái niệm về phạm vi không gian khuôn viên thư viện hiện nay cũng cần phải xem xét lại: đối với một thư viện truyền thống thì phạm vi khuôn viên thư viện là một không gian nằm trong hàng rào của trụ sở thư viện. Nhưng với một thư viện số thì khuôn viên thư viện không phải như vậy mà là phạm vi những bạn đọc được thư viện cho phép truy cập sử dụng tài liệu dưới sự giám sát bằng một công cụ tin học cho dù người đó sử dụng từ bên ngoài thư viện. Với khái niệm này thì việc vận dụng Luật sở hữu trí tuệ vào số hoá tài liệu thư viện sẽ dễ dàng hơn.
- Theo tiêu chí nhóm người dùng mà thư viện xác định mức độ ưu tiên phục vụ:
+ Cán bộ lãnh đạo;
+ Giảng viên, cán bộ nghiên cứu;
+ Cán bộ kỹ thuật;
+ Sinh viên;
+ Các đối tượng khác.
- Theo tiêu chí nội dung tài liệu: Trên cơ sở xác định nhóm người dùng mục tiêu mà thư viện lựa chọn các chủ đề tài liệu theo nội dung tài liệu phục vụ; tài liệu phục vụ phát triển giáo trình, bài giảng; tài liệu có tần suất sử dụng cao
- Theo tiêu chí điều kiện bảo quản hiện tại: Tùy tình hình cụ thể của từng thư viện trong tình trạng điều kiện bảo quản kêt hợp với nội dung tài liệu mà quyết định lựa chọn tài liệu đưa vào. Ví dụ: ưu tiên cho các tài liệu in trên giấy ròn, dễ rách, có hóa chất bảo quản.
- Theo tiêu chí các loại tài liệu đặc biệt: Tài liệu độc bản, tài liệu quý hiếm, thời gian xuất bản (Luận án tiến sỹ, tài liệu cổ, tài liệu cẩm nang chuyên ngành)...
3.2 Lựa chọn công nghệ
Việc lựa chọn công nghệ để tiến hành thực hiện rất quan trọng bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công việc trong quy trình tạo lập và vận hành của bộ sưu tập số. Do đó công nghệ để thực hiện phái đáp ứng các yêu cầu:
- Là công cụ, môi trường để đảm bảo các tài liệu số hóa sau khi được tạo lập sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người dùng tiếp cận;
- Có đủ độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản và cung cấp dữ liệu trong quá trình hoạt động của bộ sưu tập;
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thông tin - thư viện;
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu an toàn dữ liệu.
Dựa theo các yêu cầu nêu trên, để bộ sưu tập số phát huy được hết tác dụng, thư viện khi thực hiện tạo lập bộ sưu tập số cần phải có cơ sở hạ tầng sau:
+ Phải có hệ thống mạng Intranet được kết nối Internet với đường truyền đủ đáp ứng cho số người dùng tối thiểu của thư viện (hiện nay hầu hết các trường đều đã xây dựng. Mạng LAN của thư viện là một nhánh của hệ thống Intranet của trường ).
+ Hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền.
+ Trang Web đăng tải và là cổng truy cập của người dùng vào bộ sưu tập.
+ Phần mềm quản lý tài liệu số:
Hiện nay cũng có nhiều phần mềm, trong đó có phần mềm nguồn mở Greenstone (Hòn đã xanh) và một số phần mềm do các công ty và cá nhân xây dựng. Công ty Tinh Vân đã phát triển thêm một phân hệ quản lý tài liệu số trong hệ quản trị thư viện điện tử LIBOL phiên bản 6.0.
Phần mềm quản lý tài liệu số phải đáp ứng các yêu cầu như:
+ Tạo siêu dữ liệu: có 3 dạng siêu dữ liệu:
- Siêu dữ liệu mô tả: Mô tả các thông tin về tài liệu;
- Siêu dữ liệu cấu trúc: Mô tả các liên kết giữa các đối tượng thông tin liên quan của tài liệu như mục lục, chương, phần, trang sách, hình ảnh minh họa, phụ lục...giúp người dùng dễ dàng di chuyển đến các thành phần của tài liệu.
- Siêu dữ liệu quản trị: gồm tạo kích cỡ tập tin; Định dạng tài liệu (PDF); Đặc tính sử dụng và tình trạng của tài liệu.
+ Mô tả dữ liệu: (theo một trong các chuẩn siêu dữ liệu: MARC; Dublin core; MODS; METS, ISO 2709 ) trong đó chuẩn Dublin Core là dùng tương đối phổ biến vì có khả năng tùy biến cho các tiêu chuẩn khác với 16 trường biên mục.
+ Vận hành liên kết là tạo ra một giao diện tra cứu tích hợp cho người dùng trên nhiều bộ sưu tập cùng một lúc dựa trên các điểm truy cập nhất quán như: tác giả; Nhan đề tài liệu, từ khóa; chủ đề; chỉ mục quốc gia...
+ Quản lý các nguồn dữ liệu truy cập được cho phép (phần này chưa có trong các phần mềm nguồn mở) . Theo đó chỉ có các thành viên đã được đăng ký mới được quyền truy cập vào tài liệu (hoặc quản lý chế độ dowload của tài liệu).
+ Xuất - nhập dữ liệu để trao đổi với các hệ thống khác theo các chuẩn chung.
3.3. Số hoá nguồn tài liệu
Đây là công đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, kinh phí nhưng lại là khâu dễ dàng thực hiện nhất. Bởi vì hiện nay công nghệ số hóa tài liệu đã tiến bộ rất nhiều. Nếu như trước đây, khi ta muốn số hóa một cuốn sách khoảng 2000 trang thì phải mất hàng mấy ngày để quét từng trang sách. Nhưng hiện nay cũng với cuốn sách đó chỉ mất vài giờ đồng hồ là cho ra một sản phẩm tài liệu số đảm bảo chất lượng tốt, sắc nét, hình ảnh đẹp, giống 100% bản gốc và đặc biệt còn cho phép tự động tạo các siêu dữ liệu mô tả và siêu dữ liệu cấu trúc của tài liệu ở định dạng XML. Hiện nay ở Việt nam đã có các thiết bị số hóa tài liệu của công nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 1200 có thể giúp các thư viện có thể số hóa nguồn tài liệu với số lượng lớn, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang học OCR. Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phần mềm biên tập BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu cầu; BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành Thông tin - Thư viện nói chung và cho thư viện đại học nói riêng cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chúng tôi thiết nghĩ giải pháp xây dựng các Bộ sưu tập tài liệu số tại các thư viện đại học là một việc làm cần thiết, một động thái tích cực để đổi mới phương pháp phục vụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học. Để làm được điều này, ngoài những nỗ lực của cán bộ thư viện tại các thư viện đại học, cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo và có định hướng từ các cấp lãnh đạo của nhà trường, của Bộ GD & ĐT, Bộ Văn hoá & Thông tin và các ngành liên quan.
Một tương lai với nhiều cơ hội đang chờ đón chúng ta.
PGS.TS. Hoàng Đức Liên, TVVC. Nguyễn Hữu TyTrung tâm Thông tin - Thư viện ĐH Nông nghiệp I
Tham luận tại hội thảo khoa học TT-TV Đà Lạt 8/2007
Tài liệu tham khảo:
- TS. Nguyễn Huy Chương, Ths.Trần Mạnh Tuấn. Quan điểm xây dựng chiến lược và mục tiêu phát triển hoạt động TT-TV đại học Việt nam giai đoạn 2006 –2010.
- BA.MS. Nguyễn Minh Hiệp. Thư viện số với hệ thống nguồn mở. Bản tin thư viện công nghệ thông tin, 8-2006.
- TS. Vũ văn Sơn. Thư viện địện tử - phúc đáp và trích dẫn . Theo http://www.folis.info/.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, giai đoạn 2001-2005 của Bộ GD & ĐT.
- Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/11 ngày 29-11-2005 của nước CHXHCN Việt Nam.
Nguồn trích:  http://www.ted.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=474:gii-phap-xay-dng-cac-b-su-tp-s-phc-v-ao-to-nghien-cu&catid=109:th-vin-s&Itemid=581


16:11 | 31/07/2013
Nhờ các tính năng nổi trội mà phần mềm nguồn mở Greenstone đã được Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam [2][6] lựa chọn triển khai cho các điểm Bưu điện Văn hoá xã (BĐ-VHX) và thư viện Công cộng (TVCC) tạo lập bộ sưu tập số địa phương kết hợp ứng dụng Công nghệ Thông tin để tổ chức tài nguyên thông tin tạo ra không gian số và chủ động cung cấp thông tin cho người dùng
Theo chuyên đề :

     Phần mềm nguồn mở Greenstone được xuất phát từ dự án thư viện số của New Zealand tại trường Đại học Waikato và được phân phối bởi sự hợp tác với UNESCO và Human Info NGO [4]. Hiện nay Greenstone đang được các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước lựa chọn tạo trong lập tài nguyên số cho riêng mình. Nhờ các tính năng nổi trội mà phần mềm nguồn mở Greenstone đã được Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam [2][6] lựa chọn triển khai cho các điểm Bưu điện Văn hoá xã (BĐ-VHX) và thư viện Công cộng (TVCC) tạo lập bộ sưu tập số địa phương kết hợp ứng dụng Công nghệ Thông tin để tổ chức tài nguyên thông tin tạo ra không gian số và chủ động cung cấp thông tin cho người dùng [3] .
    Xây dựng bộ sưu tập số địa phương
    Bộ sưu tập thông tin số được xây dựng bao gồm nhiều tài liệu về một chủ đề hoặc nhóm chủ đề nào đó được lựa chọn, các tài liệu được thể hiện dưới nhiều dạng thức tập tin định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, v.v..
    Bộ sưu tập số là cơ sở để từng bước hình thành thư viện số mà theo Ian H.Witten chuyên gia thư viện số thuộc đại học Waikato, New Zealand [4] thì thư viện số là tập hợp các bộ sưu tập thông tin của các đối tượng số hoặc đã được số hóa và được tập trung theo chủ đề hay đề tài có tổ chức để thông tin dễ dàng truy cập và lưu trữ theo những tiêu chuẩn chuyên biệt [7].
    Thông tin địa phương là thông tin được sử dụng cho những người ở tại một địa phương cụ thể, hoặc nội dung cho những người có cùng một ngôn ngữ hoặc những người có cùng một nền văn hóa. Thông tin được điều chỉnh để phù hợp về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị đối với một xã hội hoặc một cộng đồng cụ thể và được họ sử dụng [3].
    Trong ngữ cảnh của Dự án Nâng cao năng lực sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam thì thông tin địa phương có thể bao gồm các loại tài liệu là văn bản, hình ảnh, video, bảng biểu, đồ họa, danh mục hoặc dữ liệu khác đã được tạo ra cho đối tượng theo vùng địa lý cụ thể, điển hình là tài liệu theo khu vực địa lý được xuất bản trên websites hoặc tự tạo lập.
    Trong điều kiện hiện nay với kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin của bạn đọc tại các địa phương còn hạn chế do vậy cán bộ Bưu điện Văn hoá xã (BĐ-VHX) và thư viện công cộng (TVCC) chủ động tạo thêm các bộ sưu tập số địa phương là rất cần thiết, các bộ sưu tập được đóng gói sẽ thuận tiện cho việc tra cứu và chia sẻ thông tin qua môi trường mạng (online) và CD-ROM (offline). Bộ sưu tập số địa phương được xây dựng theo từng chủ đề cụ thể sẽ phù hợp với nhu cầu về nội dung như nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, giáo dục, truyền thông, du lịch .v.v [9].
    Quy trình xây dựng bộ sưu tập địa phương
    Việc  xây dựng bộ sưu tập số địa phươngcần phải tuân theo một quy trình để đảm bảo tính hoàn thiện cho bộ sưu tập số bao gồm các bước như sau:
    Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập dựa trên cơ sở đối tượng sử dụng bộ sưu tập, xác định các chủ đề và mối quan hệ giữa chúng như loại tài liệu, định dạng, hình thức trình bày, ngôn ngữ sử dụng.
    Bước 2: Thu thập và số hóa tài liệu theo các chủ đề đã được xác định ở bước thứ nhất và ghi lại đầy đủ các thông tin liên quan của từng tài liệu phục vụ cho việc biên mục như thông tin về tác giả, ngày phát hành, nguồn trích v.v.
    Bước 3: Biên mục, sử dụng công cụ biên mục của phần mềm Greenstone trong việc xây dựng bộ sưu tập số hoặc có thể là một phân hệ quản trị nội dung số của phần mềm quản trị được tích hợp.
    Bước 4: Điều chỉnh bộ sưu tập và hoàn chỉnh bằng cách bổ sung các chức năng như điều chỉnh giao diện cho bộ sưu tập, đánh chỉ mục, v.v.
    Bước 5; Đưa vào khai thác sử dụng, có thể trích xuất từng bộ sưu tập trong mạng LAN, CD-ROM hoặc trên Internet.
    Chuẩn biên mục sử dụng trong tạo lập tài nguyên số
    Trong tạo lập tài nguyên số được sử dụng theo chuẩn Dublin Core để mô tả dữ liệu trong các Metadata nhằm khai thác các tài liệu trong thư viện và trên các Website thông qua mạng Internet. Chuẩn Dublin Core gồm 15 yếu tố (15 trường) được thiết lập từ các hội thảo quốc tế kết hợp bởi các ngành khoa học như thư viện, tin học, bảo tàng, mã hoá văn bản v.v [8].
    Đặc điểm của Dublin Core
    Tính đơn giản trong tạo lập và duy trì: Dublin Core được thiết kế nhằm phục vụ những người không chuyên, dễ sử dụng và ít phải đầu tư kinh phí nhưng mang lại hiệu quả cao.
     Ngôn ngữ thông dụng: Khắc phục những khó khăn trong việc hiển thị các thuật ngữ như yếu tố (Creator) được gán cho người tạo lập, nhà soạn nhạc, đạo diễn, trong vai trò là tác giả chính. 
    - Phạm vi quốc tế: Được tạo lập với nền tảng kết hợp đa ngôn ngữ, phục vụ trong môi trường tài nguyên thông tin điện tử mang tính chất đa văn hoá và đa ngôn ngữ. 
    - Khả năng mở rộng: với cơ chế mở thì chuẩn Dublin Core có thể được mở rộng bằng việc bổ sung thêm các yếu tố mở rộng và khả năng này còn được thực hiện một cách đơn giản thông qua việc liên kết nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau thông qua mạng Internet.

    Yếu tố cơ bản của Dublin Core
    Các yếu tố cơ bản của Dublin Core đều mang thuộc tính lựa chọn và có thể lặp lại, mỗi yếu tố đều có một giới hạn nhất định và thuộc tính nhằm diễn giải ý nghĩa tương ứng của yếu tố đó.
    - Nhan đề (Title): Tên của nguồn thông tin thường do tác giả hoặc nhà xuất bản đặt cho tài liệu.
    Tác giả (Creator): Người hoặc cơ quan chịu tránh nhiệm chính về nội dung trí tuệ của nguồn thông tin
    - Đề mục (Subject): Chủ đề của nguồn thông tin và được thể hiện bằng từ vựng có kiểm soát gồm tiêu đề đề mục, số phân loại,...
    -  Mô tả (Description): Phần thể hiện nội dung của nguồn thông tin bao gồm cả phần tóm tắt của tư liệu văn bản hoặc nội dung của tư liệu nghe nhìn
    - Xuất bản (Publisher): Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tạo lập, xuất bản nguồn thông tin trong định dạng thực.
    Tác giả phụ (Contributor): Cá nhân hay tổ chức có những đóng góp về mặt trí tuệ cho tư liệu nhưng không phải là tác giả chính.
    - Ngày tháng (Date): ngày tháng  có liên quan đến việc tạo lập, xuất bản hay công bố tư liệu.
    - Loại hình (Type): hình thức vật chứa nội dung tư liệu
    - Mô tả vật lý (Format): Định dạng vật lý và kích thước của tư liệu như kích cỡ, thời lượng,.. Định dạng cũng còn được dùng để chỉ rõ phần mềm và phần cứng cần thiết để sử dụng tư liệu.
    - Định danh tư liệu (Identifier): Là một dãy ký tự hoặc số nhằm thể hiện tính đơn nhất của tư liệu như: URLs và URNs, ISBN, ISSN,...
    - Nguồn gốc (Source): Nguồn gốc mà tư liệu được tạo thành, yếu tố này có thể bao gồm siêu dữ liệu về nguồn thông tin thứ hai nhằm khai thác tư liệu hiện hành.
    - Ngôn ngữ (Language): Ngôn ngữ của nội dung tư liệu được thành lập theo quy tắc RFC 1766.
    - Liên kết (Relation): Một định danh cho nguồn thứ hai và những mối quan hệ của nó với tư liệu hiện hành. Yếu tố này thể hiện những kết nối giữa những nguồn tư liệu có liên quan.
    - Nơi chứa (Coverage): Những đặc tính về không gian và/hoặc thời gian của tư liệu. Không gian nơi chứa chỉ ra một vùng sử dụng địa danh hoặc toạ độ. Đặc tính thời gian trong yếu tố này chỉ ra khoảng thời gian mà tư liệu đề cập tới và thường sử dụng tên thời kỳ như thời kỳ Đồ đá.
    - Bản quyền (Rights): Thông tin về tình trạng bản quyền, kết nối tới thông tin về tình trạng bản quyền hoặc dịch vụ cung cấp thông tin bản quyền cho tư liệu.

    nguồn trích: http://m.tapchibcvt.gov.vn/TinBai/2652/UNG-DUNG-PHAN-MEM-NGUON-MO-GREENSTONE-trong-xay-dung-bo-suu-tap-so-dia-phuong-phan-1-

    Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

    TRỒNG LÚA



    Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam

    a. Những thuận lợi và triển vọng
    - Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
    - Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa.
    - Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
    - Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
    - Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
    - Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới
    - Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhièu giống mới chụi thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi sâu bệnh.
    - Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.
    - Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới
    b. Những trở ngại và thách thức
    - Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
    - Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún,khó cơ giới hóa.
    - Quá trình áp dụng giống mới chụi thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.
    - Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
    - Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ
    Nguồn trích: http://www.vaas.org.vn/images/caylua/01/10_trienvongthachthuc.htm

    ĐẶC SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

    Trần Đình Hượu

    1.
    Trong lịch sử của ta có hiện tượng các phương thức sản xuất không đầy đủ, không thay thế nhau bằng cách cái sau phủ định cái trước. Những tàn dư của xã hội nguyên thủy (như ruộng công làng xã), của một chế độ nô lệ không điển hình (như nô tì công và tư), của một chế độ phong kiến phân tán chưa thành hình (như các hào trưởng, hào cường), một chế độ phong kiến tập trung quá sớm nhưng không trọn vẹn vì thiếu kinh tế đô thị, tồn tại song song, đan chéo vào nhau như một dạng trầm tích. Cho nên trong tư tưởng cũng có dạng trầm tích như vậy. Nhưng nước ta lại sớm thống nhất, thống nhất dưới hình thức quận huyện của chính quyền đô hộ rồi thống nhất thành quốc gia độc lập tạo ra điều kiện để dân tộc hình thành sớm. Cho nên ý thức hệ cũng có dạng thống nhất. Sự thống nhất ở đây được thực hiện đơn giản bằng cách kết hợp tư tưởng bản địa với tư tưởng Tam giáo, Âm dương, Ngũ hành và các yếu tố khác.

    Chùa một cột
    2.
    Tôi cho rằng Nho giáo là xương sống của khối liên kết đó. Rõ ràng là trong cái toàn thể mà ta hình dung thì Nho giáo là một phần trong nhiều phần, thế nhưng nó là bộ phận then chốt, quy định sự chọn lọc, sự sắp xếp vì nó là học thuyết thống trị, và hơn thế, nó thích hợp với cơ chế chính trị - kinh tế - xã hội.

    3.
    Các vị anh quân và cả những nhà yêu nước lớn như Nguyễn Trãi chăm lo, phát triển Nho giáo học, xây dựng Tư văn, tổ chức học hành thi cử, lo biên soạn quốc sử, khuyến khích văn học... đều theo lời khuyên của thánh hiền, đều theo trị đạo của Nho giáo.

    4.
    Ta thường hiểu Nho giáo đơn giản, phiến diện, sách vở, coi nó chỉ là ngoại lai, theo quân xâm lược phương Bắc vào, phục vụ cho chế độ phong kiến... dường như nó là công cụ xâm lược, là chỉ có sức hấp dẫn những giai cấp thống trị cũ mà không thấy Nho giáo rất thích hợp với cuộc sống hẹp, tự nhiên, đóng kín gia đình, họ hàng làng xã, rất thích hợp với nông thôn, với nền sản xuất của hộ tiểu nông. Một cuộc sống có trên, có dưới, có tình anh em bà con, láng giềng, cô bác kiểu gia đình êm ấm từ trong nhà cho ra đến làng, đến nước ; một cuộc sống thái bình ổn định, an cư lạc nghiệp vốn rất hợp với lòng mong mỏi của nông dân...

    5.
    Xã hội bình trị được đạt đến bằng lễ. Một thứ hoà mục làm mọi người vui vẻ, một tình cảm êm đềm đằm thắm làm cảm hoá cả thiên nhiên đến hết cả thiên tai hạn hán, làm xúc động tình cảm, đi vào âm nhạc thành tiếng hoà vui của câu ca, tiếng hát, đi vào nghi lễ thành cái khoan hoà tiết tấu của hành vi cử chỉ.

    6.
    Ðạo đức Nho giáo là đạo đức của con người hình dung mình sống trong gia đình, gia tộc, làng xóm, nước, thiên hạ, trời đất, một thế giới gồm những cộng đồng từ nhỏ đến lớn hình dung theo mô hình gia đình mở rộng. Không chỉ thiên hạ bình mà thiên địa vị, vạn vật dục, khí hoà tràn đầy khắp trời đất.

    7.
    Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội hoạ... phát triển rất cao ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hoá thành đặc sắc văn hoá của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú - hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì lại không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng cũng chưa bao giờ tôn ai là thi bá, và bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thi ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.

    8.
    Hoàn cảnh dẫn ta đi theo con đường tiếp nhận, bắt chúng ta chỉ được nghĩ những chuyện thực tế, dạy chúng ta cách ứng dụng nhanh chóng cái học được để ứng phó. Nhằm mục đích thực tế, cha ông chúng ta đã lựa chọn những cái đã có sẵn, chấp nhận nó, không tính cả chuyện những cái đó hoà hợp hay chống đối nhau, nhưng lại biết cách sử dụng cho có ích không gây ra chống đối. Ðối với thực tế mà nhu cầu đặt ra chỉ như vậy kho Kinh, Tạng của Tam giáo Trung Quốc là quá dư thừa, thậm chí là quá mênh mông, ít ai có điều kiện học đủ.

    9.
    Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà. Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn để tìm được sự bình ổn.

    10.
    Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình hợp lí. Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.

    11.
    Văn hoá truyền thống của ta là tốt đẹp. Và trong tương lai, biết đâu cái màu sắc dịu dàng, tươi mát, cái không khí thanh bình của nó lại không phải là nơi cần tìm đến trong cuộc sống căng thẳng của nền sản xuất hiện đại?

    12.
    Lược bỏ cũng có nghĩa là đơn giản hoá, sơ lược hoá. Thế nhưng làm như thế mà giảm bớt đi được những cái tế toái, cứng nhắc, những cái trái tự nhiên, trái nhân đạo, vốn có nhiều trong cách giải thích kinh điển Trung Quốc thì không phải là dở. Sự linh hoạt - không biết nên giải thích là tinh thần trung dung của Nho giáo, tinh thần nhu đạo, bất tranh của Lão - Trang, tinh thần hỉ xả, từ bi của Phật hay chỉ là tập quán chín bỏ làm mười bản địa - tất nhiên là hạn chế lớn cho cách tư duy chính xác, hệ thống, nhất quán cần thiết để tìm chân lí, để có tư duy khoa học, triết học. Nhưng trong điều kiện nhu cầu đơn giản, hoàn cảnh căng thẳng thì như vậy thường lại có hiệu quả.

    13.
    Trong lịch sử học thuật của ta không có những nhà kinh học để cả cuộc đời tra cứu, biện bác làm sáng tỏ nghĩa kinh điển mà cũng không có những nhà tư tưởng nhìn tổng quát cả học thuật quá khứ để phê phán, đề xuất kiến giải riêng. Những người lỗi lạc, có tinh thần tự hào dân tộc đều muốn phát triển Tư văn ở Việt Nam bằng cách đi theo và tiến kịp không thua Trung Quốc chứ không phải phê phán nó để tìm cái của mình.

    14.
    Trong một xã hội mà quan tâm hàng đầu là giữ gìn sự ổn định, sự nhất trí đề phòng giặc ngoài xâm lược, với một thể chế mà làng xã là thành lũy, với một nền sản xuất mà năng suất dựa vào kinh nghiệm, sự cần cù, bàn tay khéo léo thì kĩ thuật không đòi hỏi nhiều khoa học, khoa học không cần nhiều triết học. Nếu có những thời điểm mà có thể nói là nóng bỏng, xuất hiện những nguy cơ xã hội như thế kỉ XIV, XVI, XVIII còn lại vang bóng trong văn học thì cũng cũng không có điều kiện gì để nhìn thế giới theo một cách khác. Với nhu cầu và điều kiện như thế đặt ra làm gì và ai đặt ra được vấn đề quan niệm thế giới theo một cách khác?

    15.
    Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, Thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cho cháu hơn là cho linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ. Ðâu đâu cũng có đền thờ những người có công đức - chủ yếu là có công chống ngoại xâm - nhưng không một anh hùng xuất chúng, một võ sĩ cao cường nào được lưu danh. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

    16.
    Hiểu đúng cha ông là để khai thông cách suy nghĩ của người Việt Nam ngày nay, để dễ tiếp cận với triết học hiện đại. Khuynh hướng «thiết thực» dễ làm nghiêng về duy vật hơn là duy tâm, biện chứng hơn là siêu hình, song duy vật thô sơ, biện chứng tự phát (sự chiêm nghiệm trực quan trong tục ngữ của ta). Người vận dụng tha hồ tùy tiện bàn chuyện của mọi phạm vi lớn nhỏ (với trình độ hỗn tạp, chất phác). Do đó tư tưởng của ta vừa xa lạ cái thần bí, vừa xa lạ cái duy lí.

    17.
    Ở phương Tây vấn đề Thượng đế sáng tạo thế giới và quyết định mọi việc được tôn giáo khắc sâu vào tư tưởng, đè nặng lên con người, thành hòn đá lấp lối mọi tự do. Cho nên quá trình duy tâm triết học hoá Thượng đế, hay duy vật phủ nhận sự sáng tạo thế giới đã cắm những cái mốc cho việc mở rộng vương quốc của tự do, cho giải phóng con người, tìm ra bản nguyên thế giới... Phương Ðông cũng có ý niệm Thiên Mệnh, Trời, khuyên kính Trời, yên Mệnh. Song mối quan tâm chính là tu dưỡng đạo đức, trị nước nên con người «kính quỷ thần nhi viễn chi». Khuynh hướng «thiết thực» này (nghĩa vụ làm người, làm dân) dồn cả Trời và Mệnh vào một góc: Trời và Mệnh chỉ còn ý nghĩa bảo vệ quyền làm vua của một dòng họ, quyền hưởng phú quý cho kẻ giàu sang. Thói quen gạt bỏ những cái «xa vời», khó hiểu, xa lánh quỷ thần, không quan tâm đến thế giới linh thiêng làm cho con người không bỏ mê tín song cũng không hứng thú cái thần bí, không tò mò và ít hoài nghi, không say mê tìm hiểu những cái chưa biết, gạt bỏ những cái khác lạ. Chính vấn đề Tâm - Vật, và trước kia là vấn đề Lý - Khí cũng thuộc loại bị gạt ra ngoài như vậy.

    18.
    Nho giáo tự chọn thái độ «trung dung», đứng ở chỗ «đúng mức» nhất, coi ai cũng có nhược điểm «quá» và «bất cập» - ở mặt này hay mặt kia - tức ở những chỗ không thích hợp của cái đó với thể chế xã hội có sẵn (chế độ chuyên chế - tông tộc), ví dụ như chê Mặc vô phụ, chê Dương vô quân, chê Phật không quân thần phụ tử, chê tư tưởng phương Tây quá chú ý vật chất... Tức các học thuyết khác cũng có chỗ «khả thủ», có thể lấy được, chấp nhận được, lúc ở thế bí thì nó «lấy», vay mượn, bổ sung cho mình, ví dụ đối với phương Tây thì «Ðông học vi thế - Tây học vi dụng». Trong xã hội Nho giáo hoá cái mới bị cô lập, dần dần tha hoá và bị rút tỉa, bị Nho giáo nuốt mất trong đó cái khả thủ. Ở Việt Nam từ thế kỉ XVII đã có sự tiếp xúc Ðông - Tây ở cả Ðằng Ngoài lẫn Ðàng Trong; các chúa Trịnh - Nguyễn sớm nhận ra sự lợi hại của tàu và súng phương Tây, song tư tưởng phương Tây thì không thể nào bám rễ. Ở Trung Quốc chủ nghĩa Mao đã hình thành trong chính cái thế, trong cung cách Nho giáo nuốt học thuyết Mác, lấy cái khả thủ.

    19.
    Hán hoá đã thành một xu thế, một thực tế lâu dài trong lịch sử. Xu thế, thực tế đó làm cho nước ta, cũng như Trung Quốc, ở những thế kỉ cuối rơi vào tình trạng trì trệ. Phi Hán hoá không phải đã là một xu thế mạnh mẽ trong quá khứ mà là một yêu cầu cấp thiết của ngày nay đòi hỏi tự ý thức, tự phê phán để giải phóng tư tưởng, để hiện đại hoá đất nước.

    20.
    Chúng ta đào tạo đội ngũ khoa học, kĩ thuật đông đảo. Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển còn thấp, không có đủ cơ sở để sử dụng thì kĩ sư không phải là người hành nghề mà thành cán bộ, sống bằng bằng cấp và danh vị... Thanh niên và các bậc phụ huynh lại toan tính con đường chắc chắn: học cho có bằng cấp, vào biên chế sống dựa vào nhà nước kiếm lộc, kiếm bổng. Chuẩn bị vào đời bằng trau dồi «tư cách» (đánh giá về đạo đức, vốn hoạt động chính trị) và bằng bằng cấp chứ không phải bằng nghề nghiệp tự lập.

    21.
    Những con người, ông già và thanh niên, giống như những nhà nho xưa trà lá, lề mề và hay nói suông, thiếu khả năng và quả quyết hành động thực tế, đầy thiện chí thương dân, yêu nước mà cũng đầy ảo tưởng; theo ảo tưởng nên tính toán sai, đầy thiện chí nên tự tin, cố chấp không những gây ra lùng nhùng mà giẫy dụa trong lưới lùng nhùng.

    22.
    Cái đáng phê phán ở Nho giáo là sự ngu trung với vua hay là ảo tưởng bình trị dưới chế độ chuyên chế?

    23.
    Nho giáo bồi dưỡng nên một nhân vật văn hoá là nhà nho, với hình ảnh cụ thể là ông thầy đồ, chăm lo học hành, coi trọng văn hoá, văn chương nhưng không phải là người làm học thuật, người làm khoa học, người làm kĩ thuật, người làm nghệ thuật mà chỉ là người noi gương thánh hiền, giữ đạo đức đến sống gò bó, ngụy thiện, lo học thuộc sách vở, mở miệng là lời kinh sử, lấy nó bàn suông mọi chuyện trên đời.

    24.
    Nhà nho không phải là người tìm tòi khoa học kĩ thuật, vốn gắn liền với sản xuất, mà chỉ có chức năng giáo hoá, giữ sự yên ổn (đức trị - hoà mục). Một chế độ phi sản xuất, phi kinh doanh, chỉ sống bằng tô thuế, cần giữ yên chứ không phát triển thì nho thần lừng khừng cũng được việc.

    25.
    Chỉ có những gia đình lớn nhỏ chứ không có xã hội, nhà nước. Không có con người mà cũng không có công dân. Mọi người chỉ lo xử lí các quan hệ người trên và người dưới, tìm sự hoà thuận êm ấm, không hướng con người vào việc tìm tự do và hạnh phúc trong việc cải tiến tổ chức xã hội và làm chủ các lực lượng tự nhiên.

    26.
    Nho giáo không bao giờ nhận giao tranh trước những địch thủ mạnh hơn, mà rút lui một cách ung dung, kiêu hãnh về với cuộc sống thôn dã, về với làng xã gia đình, về tâm giới.

    27.
    Danh vị, phận vị khiến người ta quy cái bất công do Trời, do Mệnh, triệt tiêu mọi lí do hành động chống đối. Ðó cũng là lí do của ảo tưởng về nhân cách, che lấp thực trạng mất nhân phẩm.

    28.
    Ta nên phát huy khả năng truyền thống du nhập và linh hoạt ứng dụng để nhanh chóng có cái hiện đại, hay tìm tòi từ đặc sắc dân tộc cái của mình?

    29.
    Cái hiện đại, cái thế giới cũng không phải là hay cả, nhưng nếu dùng dân tộc đóng cửa chính lại thì cái dở nhất của nó sẽ chui vào cửa sổ.

    30.
    Hiểu đặc sắc văn hoá dân tộc còn là giải phóng cho sức sáng tạo, nói đúng hơn là tìm phương thức vun xới cho sức sáng tạo. Trong nền văn hoá cũ, sức sáng tạo của ta không khỏi có khuynh hướng tiểu kĩ, ứng dụng, thiếu những sáng tạo lớn. Ðó là con đẻ của tinh thần thiết thực. Trong tương lai đó là một nhược điểm. Ðổi thay được nhược điểm đó chắc chắn không phải là dễ dàng. Cũng khó mà kế hoạch hoá việc sáng tạo. Ta chỉ có thể chờ đợi điều đó ở những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, và ở nền sản xuất, tổ chức xã hội có khả năng sản sinh ra họ.
    Nguồn trích: http://huc.edu.vn/chi-tiet/451/.html

    GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG

    ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ
    GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG [1]
    Th.s  Trần Đình Thích
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Không gian văn hóa học đường vốn là không gian văn hóa trong lành, đẹp đẽ, ấy vậy mà lâu nay đang bị ô nhiễm, bị vẩn đục bởi những vết nhơ được thải ra từ một số phần tử thoái hóa phát sinh chính ngay trong nhà trường. Chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh sinh viên xông thẳng vào văn phòng bộ môn ngoại ngữ Đại học Cần Thơ rượt đuổi đâm chém thầy cô. Rồi lại phải đau lòng trước cảnh sinh  viên tạt cả thau a xít vào người thầy giáo ngay trên bục giảng tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cách đây không lâu. Những chuyện “động trời” ấy đã làm cho truyền thống “Tôn sư trọng đạo”cao quí của dân tộc bị tổn thương nghiêm trọng. Nỗi đau này không của riêng ai, nhưng đặc biệt với những người làm công tác trong ngành giáo dục và đào tạo thì lại càng nhức nhối hơn. Hơn bao giờ hết, vấn đề kỉ cương, tình thương, trách nhiệm trong nhà trường càng phải được đặc biệt coi trọng và quan tâm đúng mức. Trước “những điều trông thấy mà đau đớn lòng ấy” chúng tôi xin bày tỏ : Đôi điều suy nghĩ về giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường.
    II. NỘI DUNG
    1. Khái niệm văn hóa giao tiếp, đạo đức học đường, văn hóa học đường.
    Tìm ra một định nghĩa minh bạch cho một khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội& nhân văn quả là rất khó. Ở đây chỉ có thể đưa ra cái gọi là định nghĩa ấy thay bằng quan niệm của mỗi người.
    - Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…
    - Đạo đức học đường là một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, nhằm hướng đến việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm trong sáng, tốt đẹp cho HS trong nhà trường, hướng đến những giá trị nhân văn cao quí của con người: (Tình nghìa thầy- trò: “Tôn sư trọng đạo”,Tiên học lễ, hậu học văn”, tình nghĩa gia đình: “Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình cảm bạn bè, tình người trong cuộc sống “Lá lành đùm lá rách. Thương người như thể thương thân”…)
    - Văn hóa học đường là không gian văn hóa bao trùm toàn bộ mọi hoạt động phong phú, đa dạng trong nhà trường.( hoạt động dạy- học, các sinh hoạt vui chơi, giải trí…) Tất cả mọi hoạt động đều đảm bảo những chuẩn mực văn hóa trong nhà trường.
    Văn hóa giao tiếp, đạo đức học đường là những bộ phận trong văn hóa học đường. Giữa các bộ phận đều có quan hệ gắn bó với nhau.
    2. Mục tiêu của giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường.
    Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường nhằm hướng tới các mục đích là:
    - Giúp cho mọi thế hệ học sinh (HS), sinh viên (SV) có được nhận thức đúng để có hành vi đẹp về ứng xử, giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt ở tất cả mọi môi trường xã hội khác nhau. Thông qua văn hóa giao tiếp giúp cho mỗi người gần gũi thân thiện, hòa hợp với nhau, có sự đồng cảm, chia sẻ, từ đó làm cho quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn “Người yêu người sống để yêu nhau” (Tố Hữu) và nâng cao được ý thức cộng đồng cho mỗi người.
    - Đích cuối cùng là phải làm cho văn hóa học đường thật sự tốt đẹp, xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, trong sáng, đẹp đẽ, đầy tính nhân văn, có sức cảm hóa, sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, từ đó góp phần hình thành, phát triển nhân cách con người mới XHCN Việt Nam.
    3. Văn hóa giao tiếp từ truyền thống đến hiện đại.
    3.1. Từ truyền thống.
    Văn hóa giao tiếp truyền thống của chúng ta được chảy từ trong nguồn mạch của gốc văn hóa nông nghiệp trọng tình, vì vậy trong giao tiếp, cũng như trong cách ứng xử, xưa cũng như nay chúng ta luôn lấy chữ tình, chữ nghĩa làm trọng, xem “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Điều này thể hiện rõ ràng, dứt khoát quan niệm của ông bà ta xưa là rất coi trọng văn hóa giao tiếp bởi đó là nhu cầu không thể thiếu với mỗi người.Trong cuộc sống, mỗi người cần đến sự quan tâm, thăm hỏi, động viên nhau, đến với nhau vì tình, vì nghĩa và để thắt chặt thêm, gắn bó hơn quan hệ tình cảm. Trong giao tiếp thể hiện thái độ trọng thị, chân thành. Coi trọng phép tắc nhưng không nghi lễ, hình thức rờm rà. Điều đó cho thấy được bản chất tốt đẹp trong văn hóa giao tiếp của chúng ta. Chính nhờ bản chất đó mà đã nuôi dưỡng được những giá trị tinh thần cao quí trong tâm hồn mỗi người Việt Nam chân chính.  Có những khái niệm xưa nhưng không vẫn rất quen thuộc với khẩu vị của người Việt Nam chúng ta như: Thuần phong, mĩ tục; tiên học lễ, hậu học văn; lời chào cao hơn mâm cỗ; tôn sư trọng đạo; công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy…Đó là những khái niệm chứa đựng những giá trị văn hóa, nhân văn cao quí luôn được mọi người coi trọng và ra sức gìn giữ, phát triển.
    3.2. Đến hiện đại.
    Nhìn chung, những giá trị văn hóa truyền thống cho đến nay cơ bản vẫn còn được lưu giữ và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cho nên đã làm cho một số giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt, thậm chí bị rạn nứt, đổ vỡ. Trong phạm vi nhà trường có những vấn đề không chỉ làm đau lòng người trong cuộc mà còn gây nỗi bất bình, lo lắng cho cả xã hội. Mọi người chắc phải rùng mình và hết sức kinh ngạc khi chứng kiến hoặc hay tin cảnh SV cầm dao rượt đuổi, đâm chém thầy, cô tại văn phòng, rồi cảnh SV đang tâm tạt a xít vào mặt thầy giáo ngay trên bục giảng. Thật đau xót và khó hiểu nổi với cách ứng xử đầy tính bạo lực theo kiểu xã hội đen của một số phần tử SV có chữthiếu nghĩa ấy trong mái trường Đại học. Ngược lại cũng không phải ít những trường hợp thầy, cô giáo có những cách hành xử phản giáo dục đối với HS như bán điểm mua tình hay những hình phạt quá khắt khe…. Chỉ mới đơn cử vài trong muôn vàn trường hợp tiêu cực đa dạng từ trước tới nay ở trong phạm vi trường học để thấy rằng tình hình đạo đức văn hóa học đường đang có vấn đề và cần phải tìm ra nguyên nhân “bệnh hoạn” để có phương pháp chữa trị.
    Mọi thiếu sót, yêú kém hay sai phạm trong lĩnh vực nào cũng đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan.
    * Về khách quan: Cũng như mọi lĩnh vực khác trong xã hội, văn hóa học đường cũng bị chi phối bởi những qui luật phát triển của thời đại. Người ta thường qui về một số nguyên nhân chủ yếu như: do mặt trái của kinh tế thị trường, do tác động của khoa học công nghệ, do văn hóa phẩm không lành mạnh, do chủ nghĩa thực dụng phương tây…Rõ ràng tất cả những do “của lạ” ấy đều có sức hấp dẫn, có sức lôi kéo đối với mọi người, nhất là đối với giới trẻ, đối với những người thiếu bản lĩnh. Nếu không có sức đề kháng tốt thì việc bị “vi rút” độc hại xâm nhập, gây bệnh hoạn, tàn phá cơ thể là điều hiển nhiên.
    * Về chủ quan: Nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta không ngần ngại nói rằng do nhận thức vấn đề chưa đúng, do chưa được mọi người quan tâm đúng mức nên ý thức xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, đạo đức học đường, văn hóa học đường chưa cao.Vấn đề tổ chức, quản lí, giáo dục chưa tốt. Nhà trường rất coi trọng việc trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà lại quá xem nhẹ thậm chí bỏ qua việc giáo dục văn hóa học đường.
    Thực tế cho thấy, lâu nay chúng ta rất coi trọng và chừng mực nào đấy đã làm tốt việc dạy chữ, nhưng việc dạy người là chưa tốt. Hậu quả của việc dạy người chưa tốt ấy là những chuyện phi giáo dục đã được các phương tiện thông tin đại chúng nêu rõ, thật đáng buồn, đáng lo. Trong các nhà trường từ phổ thông đến đại học, thử hỏi đã có trường nào thực hiện tốt khẩu hiệu, cũng là phương châm giáo dục mà tiền nhân đã nêu ra từ xưa, mới đây lại được ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến nghị trong dịp khai giảng năm học 2009- 2010 là “Tiên học lễ, hậu học văn”.Thử hỏi chúng ta đã thực sự coi trọng và làm tốt học lễ trước rồi mới học văn hay đã làm ngược lại. Vấn đề “tiên học lễ” đã  bị xem nhẹ, thậm chí có nơi, có lúc vô tình bị lãng quên. Hình như có nhận thức “Tiên học lễ” là dành cho các bậc học ở mẫu giáo, phổ thông còn lên đến bậc cao đẳng, đại học thì xem như đã hoàn thành chương trình học lễ nên chỉ tập trung cho việc học văn.(kiến thức thuần túy) Bởi vậy khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn” đã được các lớp đàn anh “ưu tiên, nhường” hết cả cho các lớp đàn em. Chính sự nhường nhịn ấy mà các anh không được bồi dưỡng thành ra trở nên bệnh hoạn. Rõ ràng những ca bệnh trọng, nguy hiểm gây lo ngại cho xã hội là từ các anh vốn tự cho là đã được “miễn dịch”.
    Hậu quả của việc quá coi trọng kiến thức, nhẹ đạo nghĩa cho nên con người thiếu hàng loạt những phẩm chất làm người, thiếu cảm xúc, thờ ơ lạnh nhạt trước nỗi bất hạnh của người khác, thiếu dũng khí đấu tranh trước mọi bất công, nhìn đời bằng con mắt vị lợi. Vì thế để đạt được mục đích riêng của mình, họ đã bằng mọi cách, mọi giá, sẵn sàng hành động một cách liều lĩnh, mặc dù biết đó là những việc làm sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật. Trong nhà trường tại sao lại xảy ra nào là những chuyện bạo lực, chuyện gian dối trong thi cử, chuyện bằng thật, học giả, chuyện đua nhau mở các trường đại học khi chưa có đủ điều kiện, hay là hình thức kinh doanh và bệnh thành tích trong giáo dục…? Lỗi đã rõ. Có lỗi bề nổi dễ xác định sự việc, con người. Chẳng hạn việc SV đâm chém, tạt axit vào thầy cô thì quá rõ, mọi người biết được ngay thời gian, địa điểm, con người gây ra sự việc. Nguyên nhân cũng có thể xác định là do quá nông nổi, quá giận mất khôn, hay mâu thuẫn cá nhân. Thế nhưng có lỗi chìm sâu khó xác định con người, sự việc. Chẳng hạn bệnh thành tích, chuyện bằng thật, học giả thì gốc vấn đề là do đâu? Hay chuyện ào ạt mở các trường đại học khi chưa đủ điều kiện. Mở trường vì mục đích nâng cao dân trí hay vì mục đích lợi nhuận về mặt kinh tế, một hình thức kinh doanh trong giáo dục, nặng, nhẹ bên nào? Cơ quan, cá nhân nào chịu trách nhiệm về vấn đề này có biết không? Những việc lớn như vậy lẽ nào không thấy, không biết, ai cho phép làm, ai chịu trách nhiệm? Quả là cả hệ thống vấn đề không đơn thuần, đơn phương, đơn giản mà rất phức tạp.Vấn đề là phải tìm được nguồn gốc và bản chất sâu xa của nó để có biện pháp ngăn chặn kịp thời từ đó mở ra hướng đi đúng trong giáo dục.
    4. Xây dựng một môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng
    Phải có một môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng bởi trường Sư phạm là trường dạy nghề, trường mang  tính mô phạm, qui phạm nhất. Vì vậy phải xây dựng được những chuẩn mực về văn hóa giao tiếp trong chương trình đào tạo. Trường Sư phạm cần có môn dạy về văn hóa giao tiếp bởi đây được xem như “cửa ngõ” vào đời, là môn trang bị kiến thức mặt bằng văn hóa giao tiếp, môn học làm người đầu tiên để sau đó đi sâu vào các vấn đề thiết yếu khác như: đạo đức học đường, văn hóa học đường …Đây là những vấn đề thuộc “tiên học lễ”. Để thực thi tốt mục tiêu, nhiệm vụ môn học, trường Sư phạm phải nghiên cứu, trình bày được các luận chứng khoa học và phương án giải guyết các vấn đề:
    * Về chương trình
    Phải thiết kế được chương trình đào tạo. Xác định rõ  mục tiêu, nội dung, đối tượng, phương pháp và kế hoạch dạy- học thật cụ thể. Chương trình phải xuất phát từ chiến lược đào tạo con người mới XHCN Việt Nam “đức –tài”, “hồngchuyên”.Chú ý các vế trước “đức, hồng”. Đồng thời phải xuất phát từ thực tiễn văn hóa học đường của chúng ta lâu nay và việc tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới, đặc biệt phải biết kế thừa những di sản văn hóa truyền thống nhằm giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
    * Về nội dung
    - Chương trình phải có nội dung thật phong phú, hấp dẫn. Đó là những bài học giao tiếp đa chiều giữa nhiều đối tượng (SV- GV, SV- SV, GV- GV, SV- CB NV và ngược lại), giao tiếp trong nhiều môi trường ( trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường…), trong nhiều hình thức dạy học (chính khóa, ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ…) với những cách thức, tình huống ứng xử sư phạm khác nhau…Quan hệ giao tiếp và ứng xử sư phạm giữa GV và SV trong quá trình dạy học cần lưu ý là có sự điều chỉnh giữa các phương diện: Về mặt đạo lí phải giữ phép “tôn sư trọng đạo”. Nhưng về mặt khoa học cần thể hiện tính dân chủ bình đẳng để cùng nhau trao đổi, tranh luận trong những vấn đề chuyên môn, học thuật nhằm rèn luyện năng lực tư duy độc lập, tạo tính năng động, sáng tạo cho SV để không bị gò bó, trói buộc, lệ thuộc, chấp nhận một cách khiên cưỡng, từ đó làm cho quan hệ giữa GV và SV trở nên gần gũi, thân thiết, hòa đồng, vừa thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thời qua đó cũng thể hiện được sự gắn bó giữa truyền thống và hiện đại.
    - Chương trình phải xây dựng được chuẩn văn hóa giao tiếp và hình thành được thói quen giao tiếp có văn hóa cho SV. Ông bà ta xưa đã từng dạy rất kĩ lượng là “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Từ lời ăn, tiếng nói, hệ thống nghi thức lời nói phải giản dị, trong sáng, dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng. Phải có ý thức cẩn trọng, nghĩ suy kĩ lượng khi giao tiếp, biết chọn lời hay, ý đẹp làm cho lời nói có giá trị “gói vàng”. Nghìa là văn hóa giao tiếp trong nhà trường sư phạm phải đạt được tính thẩm mĩ. Phải qua chương trình giao tiếp sư phạm, làm cho SV có thái độ thẩm mĩ và trách nhiệm đối với lời nói và hành động. Nhà trường phải dạy cho SV hiểu rằng lời nói hay, lời nói đẹp là biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người. Lời nói có giá trị được chắt lọc từ tâm hồn trong sáng, nhân hậu của con người có văn hóa.
    - Trong môi trường sư phạm, cần chống những lối nói thô tục, suồng sã, những thái độ, hành vi gây phản cảm có lúc xúc phạm đến người khác. Đồng thời cũng nên tránh những lối giao tiếp hoa mĩ, cầu kì. Phải dạy cho HS, SV biết xúc cảm, đồng cảm, chia sẻ, có ý thức trách nhiệm trong công việc. Phải biết tôn trọng và có ý thức giữ gìn bảo vệ những giá trị của “ chân, thiện, mĩ”, đồng thời kiên quyết chống lại tất cả những gì phản lại “chân, thiện, mĩ”.
    Trong thời đại ngày nay, việc mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, hòa nhập với thế giới bên ngoài là một tất yếu. Trong cuộc giao lưu ấy phải biết “gạn đục khơi trong” để chắt lọc được những tinh hoa văn hóa nhân loại, bổ sung, làm phong phú thêm cho truyền thống văn hóa dân tộc. Cho dù thế giới có hiện đại, có tân tiến bao nhiêu chăng nữa thì chúng ta cũng phải giữ vững được cốt cách, bản lĩnh, bản sắc Việt Nam trong văn hóa giao tiếp, vẫn hết sức coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống.
    5. Trách nhiệm của nhà trường và giáo viên
    - Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường (tất nhiên nhà trường chịu trách nhiệm chính) mà còn phải mở rộng phạm vi từ gia đình đến xã hội. Ngay từ nhỏ, gia đình đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành văn hóa giao tiếp cho con cháu. Ông, bà, cha mẹ là những thầy cô giáo đầu tiên hướng dẫn cách giao tiếp có văn hóa cho con, cháu (đi chào, về hỏi, gọi dạ, bảo vâng một cách có lễ phép). Bài học vào đời ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển thêm với những nội dung phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo. Phải thấy rằng giáo dục văn hóa giao tiếp là không hề giới hạn bởi cấp học nào, bởi thời gian, không gian nào mà cần phải được tiến hành ở tất cả các bậc học, ở mọi lúc, mọi nơi, phải tiến hành một cách đồng bộ, nhất quán, tiến hành có nội dung, có kế hoạch, có phương pháp và thật kiên trì thì mới có hiệu quả. Nếu thiếu nhất quán sẽ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì sẽ phản tác dụng. Không thiếu trường hợp ở nhà, ở trường thì “con ngoan, trò giỏi”, ra ngoài xã hội lại vi phạm đạo đức, pháp luật. Phải chăng đó một phần là do tình trạng giáo dục không đồng bộ, nhất quán, thiếu sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy sự liên kết, phối hợp trong giáo dục là rất quan trọng.
    -  Cần hết sức chú ý và coi trọng đúng mức đến vai trò của người giáo viên ớ tất cả các bậc học, các môn học. Không được “ủy quyền” toàn bộ cho GV ở những môn học có ưu thế hơn như: Giáo dục công dân ở phổ thông, hay Tâm lí học, Giáo dục học ở trường Sư phạm. Đành rằng ở các môn học đó có phần ưu thế, nhưng nếu chỉ phó thác toàn bộ cho họ mà thiếu sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều GV của nhiều môn học khác nũa thì chắc chắn kết quả sẽ không cao. Tuy nhiên cũng phải thấy đươc ưu thế của các môn học đó và các môn thuộc ngành khoa học xã hội & nhân văn khác  như Cơ sở văn hóa Việt Nam, như Mĩ học…để có phương pháp khai thác hiệu quả.
    - Giáo viên là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ cao quí “vì lợi ích trăm năm trồng người” cho xã hội. Vì vậy người giáo viên trước hết phải là người hoàn hảo nhất về tất cả mọi phương diện, là “tấm gương sáng” cho học sinh soi vào. Trong vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp, đạo đức học đường, văn hóa học đường cho HS, SV thì bộ mặt văn hóa tinh thần của GV phải thật sáng sủa ( tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm…trong sáng ). Rõ ràng muốn dạy người khác làm người thì trước hết người dạy phải là CON NGƯỜI - con người chân chính, con người có nhân cách tốt. Trong giáo dục, nhân cách của người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến HS,SV. “Tôn sư trọng đạo” sẽ giảm khi người thầy “có vấn đề”. Chỉ cần khiếm khuyết một trong những vấn đề thuộc về đạo đức, nhân cách của người thầy, hiệu quả của giáo dục sẽ bị giảm sút, thậm chí không có kết quả, phản tác dụng: tư tưởng (lệch lạc, bảo thủ, cá nhân), lối sống (bê tha, buông tuồng), tư cách (không đứng đắn)…hoặc thiếu tâm huyết với nghề, chỉ coi nghề dạy học là nghề phụ mà nghề chính là các phương tiện kiếm sống khác, hay  thầy chưa thể “tất cả vì học sinh thân yêu”…đều là những điều phản cảm trong giáo dục.
    Nếu cách cư xử của giáo viên trên lớp cũng như ngoài lớp luôn luôn được cân nhắc thận trọng trước sau như một thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. HS, SV luôn  “theo dõi”, giám sát, học tập thầy cô ở tất cả mọi phương diện trong cuộc sống.
    Nếu dạy chữ, dạy kiến thức là thuần trí tuệ thì thì dạy lễ, dạy nghĩa lại cần đến cả trái tim, tâm hồn, tình cảm, dạy bằng cả nhân cách của chính mình.
    Nhà trường phải giáo dục cho HS ý thức tự giác, tự nguyện làm theo những chuẩn mực của cái đẹp, từ lời ăn, tiếng nói, tác phong trong sinh hoạt đến lối sống đều hướng đến những “chân, thiện, mĩ”.
    Tóm lại, giáo dục văn hóa giao tiếp, đạo đức học đường, văn hóa học đường là nhằm xây dựng không gian văn hóa học đường thật sự trong lành, tốt đẹp có sức cảm hóa, sức hấp dẫn, sức lan tỏa để đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt những cái phi văn hóa từ trong nhà trường đến ngoài xã hội. Để thực hiện được mục tiêu cao quí đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao và sự quyết tâm, bền chí giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội khác, trong đó vai trò của nhà trường, đặc biệt nhiệm vụ của giáo viên là cực kì to lớn.
    Nguồn trích: http://se.ctu.edu.vn/bmnv/index.php?option=com_content&view=article&id=182:oi-iu-suy-ngh-v-giao-dc-vn-hoa-giao-tip-trong-nha-trng&catid=48:khoa-hc-giao-dc-nghip-v-s-phm&Itemid=75